Hiện nay, béo phì là rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới. Theo khảo sát của Hiệp hội Sức khỏe và Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang tăng lên ở mọi nhóm tuổi. Hơn 90% trẻ béo phì với nguyên nhân do lối sống, môi trường bên ngoài tác động, ít hơn 10% liên quan đến vấn đề gen hoặc hocmon. Đồng thời đây là một đại dịch ở trẻ em, làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, gan, thận, đề kháng insulin, rối loạn chuyển hóa, … ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vấn đề béo phì ở trẻ em rất cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt lối sống công nghiệp ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Béo phì ở trẻ em là gì?
Một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng đối với trẻ em, béo phì ở trẻ em không giống như thừa cân. Nếu chỉ số BMI của trẻ (chỉ số khối cơ thể) cao hơn 95% so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi và giới tính của chúng, thì đứa trẻ đó được coi là béo phì hoặc có nguy cơ bị béo phì.
Béo phì ở trẻ em sẽ mở đường cho tình trạng sức khỏe kém đi, từ đó trẻ có thể gặp những rắc rối về sức khỏe suốt đời.
Thêm vào đó, béo phì trong thời thơ ấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ mà còn cả sức khỏe tinh thần của chúng, khiến chúng dễ bị trầm cảm và thiếu tự tin.
Lịch sử gia đình, các yếu tố tâm lý và lối sống đóng một vai trò quan trọng trong bệnh béo phì ở trẻ em. Ngoài ra, chế độ ăn uống kém và thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh xấu hơn.
Bỏ bê và thiếu hướng dẫn của cha mẹ về chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất của trẻ khiến trẻ tăng cân quá mức. Do đó, thay đổi thói quen ăn uống và các hoạt động thể chất có thể giúp trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Ngoài những điều đã nói ở trên, các bà mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát béo phì ở trẻ em và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng tiếp theo trong tương lai.
Các biện pháp phòng chống thừa cân- béo phì cho trẻ em
Nhìn chung thừa cân béo phì cũng như các bệnh mạn tính liên quan có thể phòng và dự phòng được với các giải pháp trong việc cải thiện môi trường sống.
Hai giải pháp then chốt trong cộng đồng với mục tiêu ngăn ngừa sự gia tăng của thừa cân béo phì bao gồm: nâng cao hoạt động thể lực và cải thiện chất lượng khẩu phần ăn dựa trên các thực phẩm sẵn có ở địa phương. Mục tiêu chính của can thiệp là khuyến khích nâng cao mức hoạt động thể lực và lối sống năng động, bên cạnh đó hạn chế những thức ăn nhiều năng lượng cao, nhiều chất béo, đường ngọt và tăng cường sử dụng các thực phẩm lành mạnh tại địa phương.
Khuyến khích lối sống tích cực năng động (hoạt động thể lực, thường xuyên vận động); hạn chế xem ti vi, chơi game trên các thiết bị máy tính; khuyến khích sử dụng khẩu phần ăn nhiều rau và trái cây; hạn chế khẩu phần ăn gồm các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng (như các đồ ăn vặt đóng gói, các thức ăn chế biến sẵn nhiều calo, nhiều chất béo no); hạn chế khẩu phần đồ uống có đường; theo dõi cân nặng, chiều cao để duy trì cân nặng (BMI) hợp lý.
- Các bà mẹ có thể cắt giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em
Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard, các bà mẹ có vai trò quan trọng trong việc cắt giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.
Nghiên cứu đã khẳng định rằng một số thói quen được các bà mẹ áp dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ.
Nghiên cứu khẳng định rằng các bà mẹ có thể giảm nguy cơ bé phì ở trẻ bằng cách tuân theo 5 thói quen lành mạnh như: tập thể dục thường xuyên, ăn kiêng lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể, uống rượu ở mức độ vừa phải và không hút thuốc.
Khi cả trẻ và mẹ đều có những thói quen tốt này, nguy cơ béo phì thấp hơn 82% so với những trẻ khác.
- Lối sống lành mạnh trước, trong khi mang thai và sau khi sinh
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống lành mạnh tổng thể trước khi mang thai, đó là, nếu phụ nữ dự định có thai, cô ấy nên áp dụng thói quen lành mạnh ít nhất hai năm trước vì đây là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa béo phì trong lần tiếp theo.
Nghiên cứu cũng cho thấy, lối sống của người mẹ trong thời thơ ấu cũng rất quan trọng và cho thấy tiềm năng trong việc tác động đến nguy cơ béo phì của trẻ.